Kinh nghiệm đi máy bay mang theo xe đạp.
Mình đã chia sẻ một lần nhưng lâu rồi bài trôi đi, lại có mấy anh em nhắn tin hỏi nên mình nói lại để anh em cùng hưởng thụ ưu đãi đặc biệt này nhé. Nhất là bác nào đi công tác trong thời đại bão giá như này.
1. Xe đạp là hành lý quá khổ phải đăng ký trước lúc bay 24h và được miễn phí tới 23kg miễn là tổng chiều dài, rộng, cao không vượt quá 2.2m: nôm na là bạn cứ đóng vào thùng đựng xe đạp rồi gọi cho phòng vé trước 1 ngày là được mang đi miễn phí nhé. Đây là luật hàng không quốc tế, nên kể cả từ Mỹ về cũng vậy thôi, không thần thánh gì hết. Lưu ý: xe đạp vẫn là hành lý ký gửi được miễn phí (không tính phí và không bị trừ cân), nên bạn phải bay hãng máy bay và hạng bay có hành lý ký gửi nhé.
- Đặt vé thì báo luôn là mình có thêm cái xe đạp đi cùng để nhân viên bán vé làm đặt chỗ biết và hỗ trợ cho bạn vì:
+ Không phải hãng nào cũng cho xe đạp lên máy bay.
+ Không phải đường bay nào cũng có thể mang xe đạp (ví dụ như đi Côn Đảo trên Bamboo)
+ Không phải loại máy bay nào, bạn cũng có thể đi với xe đạp (các loại máy bay nhỏ như ATR không đủ chỗ cho xe đạp)
+ Và không phải hạng vé nào cũng được gửi miễn phí xe đạp.
+ Xe đạp trong hàng không coi là "sport equipment" và là hàng lý đặc biệt.
- Nếu lỡ không đặt xe đạp lúc mua vé thì nên báo lại cho hãng biết, ít nhất 24h trước khi bay (một số hãng là 03h trước khi bay)
Chuyện thứ hai, cước phí (mình cho tham khảo các hãng mọi người thường đi):
- Mỗi hãng sẽ có quy định riêng về cước phí vận chuyển xe đạp:
+ Bamboo: 01 xe đạp miễn phí (trọng lượng không quá 23kg/kiện) - không bao gồm trong hành lý miễn cước.
+ Vietjet: xe đạp được tính trong hành lý miễn cước.
+ Vietnamairlines: 01 xe đạp miễn phí (trọng lượng không quá 23kg/kiện) - bao gồm trong hành lý miễn cước.
+ Đối với một số hãng khác, xe đạp có thể được tính riêng và phải trả cước tuỳ quy định của hãng.
2. Xe đạp đóng vài thùng thì đã có quy cách. Nếu tự đóng thì lên mạng học, nếu không biết thì mang ra cửa hàng, vừa mua thùng vừa nhờ đóng. Lưu ý bịt những chỗ cứng khỏi va xước sơn. Phải cẩn thận đĩa phanh, nhớ chèn má phanh dầu và chèn càng trước tránh bị cong. Mình thường buộc thêm đai để làm chỗ cầm nắm cho các bác bốc xếp sân bay tiện cầm, khỏi ném.
+ Nên tham khảo kích thước thùng của từng hãng (cái này thì mình thấy đa phần thùng carton của các shop đều OK)
+ Xả hết hơi lốp xe, tháo bánh trước.
+ Mở ghi đông gập xuống
+ Tránh để các phần nhọn sắt lòi ra.
+ Không để các chất dễ cháy, pin trong thùng.
+ Bạn nào đi xe đạp điện, trợ lực điện thì lưu ý gỡ pin ra không để trong thùng (cục pin của mấy xe dạng này có công xuất khá lớn, mình khuyên các bạn nên liên hệ hãng HK trước khi bay ít nhất 01 ngày để biết cách xử lý, mình không bàn sâu vào vì nó liên quan đến quy định an toàn này nọ)
- Tip: khoan hãy đóng gói kính thùng xe đạp, dán kỹ phần đáy nhưng nắp dán hờ vì nếu có cần kiểm tra an ninh thì mở ra cho dễ, sau kiểm tra dán kỹ để gửi.
3. Lốp xe phải xì non hơi, chỉ cần non thôi đừng xì hết như họ nói, vì nếu không dễ bị cắn săm. Non hơi để tránh bị nổ lốp khi thay đổi áp suất lúc lên cao thôi.
Chúc các bạn có chuyến du lịch, công tác vui cùng xe đạp.
Nguồn: Anh Hoàng Trần (Chủ shop HMA Cycle)
Hello World! https://kpjt84.com?hs=f0ac913fd9fe94ffec9cfa049f26d00a& Trả lời
29/11/2022z3kwl5